Khu rừng "Aokigahara Jukai ma quái"



Aokigahara Jukai hay "Biển cây" là một khu rừng nằm dưới chân núi Phú Sĩ. Nằm ở quận Yamanashi, Phú Sĩ, là ngọn núi cao nhất Nhật Bản (3,776m), nổi tiếng và sườn núi có nhiều hồ nước và rừng. 


Khu rừng Aokigahara Jukai nằm ở sườn Tây Bắc, hình thành từ dòng dung nham do đợt phún xuất năm 864. Tuy chỉ có 1.200 năm tuổi và diện tích khiêm tốn (3,000 mẫu), khu rừng này đã nổi tiếng vì các huyền thoại và những hiện tượng kỳ lạ xảy ra tại đấy.

Người ta chỉ mất 3 hay 4 giờ để đi bộ từ đầu này sang đầu kia của diện tích 3,000 mẫu, thế nhưng trong khu rừng này, điều đó rất khó thực hiện. 




Huyền thoại kể rằng, những ai bước vào đại dương cây cối đó chưa bao giờ trở ra. Ngay cả hiện nay cũng có nhiều người thực hiện những chuyến dã ngoại bị lạc đường.

Hài cốt của họ hoặc phần thi thể bị "thứ gì" ăn bớt luôn được tìm thấy trong khu rừng âm u, rậm rạp đó. Đến lượt những ai đi tìm kiếm các nạn nhân hoặc muốn làm sáng tỏ bí ẩn của khu rừng lại bị lạc đường.



Một truyền thuyết cổ cho rằng có rất nhiều dơi sống trong rừng. Chúng sẽ tấn công những du khách và làm họ chết ngạt bằng cách che phủ mặt.

Trong khu rừng đó, một chiếc la bàn sẽ mất hướng Bắc và chỉ hướng Nam hoặc chỉ lệch 90 độ.

Nhiều người bảo rằng nếu đi theo la bàn, bạn chỉ đi vòng quanh rồi trởi lại điểm xuất phát. Sự rối loạn hoạt động của các dụng cụ điện tử cũng được ghi nhận. 

Rừng Aokigahara Jukai rất rậm nên ánh mặt trời khó lọt qua, chỉ có khu bìa rừng là tương đối thưa. Rất nhiều người nói lên rằng không thể nào ngẩng đầu lên, bạn chỉ thấy một khoảng nhỏ của bầu trời. Ngay cả thiết bị GPS (định vị qua vệ tinh) cũng khó hoạt động do cây rừng quá dày đặc.




Khung cảnh chung quanh giống nhau khiến cho bạn mất khả năng định hướng. Nếu nhìn thẳng phía trước và bước đi, bạn sẽ có nguy cơ bị trượt ngã vì mặt đất có vẻ bằng phẳng, nhưng thật ra lại thấp đến 30 cm bên dưới một lớp lá cây mục và rễ cây dày. 



Trong rừng có nhiều ổ voi to và sâu do nền là dung nham. Người ta cũng rất dễ ngã xuống hố và kinh hoàng khi đối mặt với các bộ xương đã nằm đó từ lâu. Sẽ chẳng có sự cứu giúp nào nếu bạn đi một mình. Có rất nhiều hang động kỳ lạ ẩn bên dưới mặt đất. Lạ lùng hơn nữa là chúng bị giam hãm dưới lớp tuyết, dù là mùa hè.

Nhiều người bị lạc lối trong địa ngục xanh đó, đi lang thang suốt nhiều ngày, bắt gặp đây đó vài bộ xương và thi thể đang phân hủy, rồi đến lượt họ bị chết đói trước khi làm bữa cho thú hoang.

Tất cả những hiện tượng đó cộng với các sự việc khác đã tạo nên nhiều huyền thoại đáng sợ về quái vật, thần lùn và ma quỷ lảng vảng trong rừng.

Năm 1959, nhà văn Seicho Matsumoto đã viết một truyện ngắn về "khu rừng tuyệt đẹp bị bỏ rơi, hoang sơ" đó, đồng thời tuyên bố rằng đấy là một nơi lý tưởng để chết một cách thầm lặng mà người ta không thể tìm thấy xác. Truyện có nhan đề "Kuroi Jukai" (khu rừng đen) đó đã được đăng trên một tạp chí, kết thúc bằng vụ tự sát của những cặp tình nhân. Sau khi truyện được đăng khu rừng đen trở thành địa điểm nổi tiếng để tự sát.




Năm 1993, một nhà văn khác Wataru Tsutsumi, ấn hành một quyển sách đáng sợ: Sách hướng dẫn đầy đủ về tự sát. Ông ta chỉ ra vài địa điểm chính xác trong rừng để treo cổ và đó là những nơi mà người ta khó tìm thấy xác, do vậy sẽ kết luận là đương sự đã mất tích.

Sau đó, tỷ lệ tự tử đã gia tăng đáng kể tại Nhật Bản và nhiều thi thể được tìm thấy tại đúng những nơi mà sách đã chỉ dẫn, dưới chân họ là tác phẩm của Wataru Tsutsumi.

Do độ ẩm cao và số lượng chim muông, dã thú rất nhiều, nên các thi thể phân hủy rất nhanh trong khu rừng âm u đó. Một báo cáo kể lại chuyện một phụ nữ được tìm thấy 3 ngày sau khi đi lạc. Thi thể của bà bị kiến và loài gặm nhấm hủy hoại đến mức không còn nhận dạng được. Nhiều người đến cắm trại ở đấy đã chứng kiến những cảnh tượng ghê rợn và họ đã đưa hình ảnh lên Internet để cảnh báo người dân và làm nản lòng những ai có ý định tự tử.




Dù sao vẫn có nhiều chuyến dã ngoại được tổ chức trong rừng để người ta có thể thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên hoang dã. Tuy nhiên, trên những thân cây có các tấm biển mang thông điệp lạ lùng 

"Xin hãy liên lạc với cảnh sát trước khi bạn quyết định chết"; hoặc

"Xin hãy xem lại hành động của bạn".

Ngoài ra, những tấm biển đó cũng cảnh báo người ta đừng đi qua khỏi các lối có đánh dấu, cho dù chỉ một khoảng ngắn, bởi vì người ta có thể ngã xuống một khe rãnh, hoặc đối mặt với một bộ xương người hay một cái xác còn nóng hổi.






Có vài người đã gặp rủi ro chỉ cách đường mòn vài mét. Vì sao thế? Bởi vì rất khó đi sâu vào khu rừng đó. Ở một vài nơi, đi 300m phải mất 1 giờ. Thực vật rất dày đặc nên chỉ cần đi sâu vào vài km để nhận ra rằng chẳng có âm thanh nào ngoại trừ tiếng của rừng cây và gió.

Khốn nổi, số vụ tự tử tại đấy hầu như luôn gia tăng. Bình quân mỗi năm người ta phát hiện được từ 30 đến 50 cái xác. Một vài năm, con số đạt kỷ lục, chẳng hạn như năm 2003 có đến 105 thi thể được tìm thấy. Một số xác là do tự tử, còn số khác bị lạc lối. Có nhiều nhóm cứu trợ thường đến thăm dò khu rừng để phát hiện các hài cốt và thi thể. 




Để không bị lạc, họ dùng những dải băng nhựa để đánh dấu đường đi, sau đó chúng được để lại tại chỗ. Rất nhiều người đã thoát ra khỏi khu rừng và sống sót nhờ vào các dãi băng cứu tinh đó.

Bên bìa rừng có một trại huấn luyện của quân đội. Một số binh sĩ nói rằng bạn không nên nhìn vào rừng trong lúc tập luyện, vì dường như nó cuốn hút bạn một cách khó cưỡng lại được.

Nhiều câu chuyện cũng kể về những người đã chứng kiến sự xuất hiện của ma quái. Có lẽ linh hồn của những kẻ tự tử đã bị nguyền rủa phải lang thang mãi mãi trong khu rừng. 





Người ta đồn rằng, Aokigahara là nơi giải tỏa của các hồn ma đã bị tước đi sự sống quá sớm do tự tử hay bị giết. Chúng kêu gào nỗi đau khổ qua tiếng gió. Những kẻ chuộng thế giới tâm linh cho rằng ngay cả cây cối cũng có năng lực ma quái tích tụ từ bao đời. Năng lực này đến từ những kẻ tự tử và sẽ làm mọi cách để lôi cuốn bạn vì chúng không muốn bạn rời khỏi nơi hắc ám đó.




Tuy nhiên, vẫn có những nhân vật kiểm lâm làm việc tại đấy. Thỉnh thoảng họ lại bắt gặp một thi thể đang thối rửa, đang treo cổ hay bị thú hoang ăn mất một phần. Thế là họ phải đưa thi thể về nhà xác tại thị trấn Aokigahara. 

Trong phòng để xác có hai giường, một cho cái xác và một cho nhân viên. Điều này khiến bạn ngạc nhiên, nhưng người ta đồn rằng, nếu cái xác bị bỏ mặc trong phòng, linh hồn sẽ kêu khóc suốt đêm và đi lang thang trong nhà xác. Do vậy, mỗi ngày, các nhân viên phải bắt thăm để xem ai lãnh nhiệm vụ đáng sợ đó.

Vì sao số người tự tử ngày càng tăng trong khu rừng bí hiểm đó? Điều gì thật sự diễn ra trong mê cung cây cối Aokigahara Jukai và có điều bí ẩn gì tại đấy? 
(Tuần Báo Mới - Theo Les Mystèsteres du Monde)

About Phạm Thu Hương

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét