Quả báo (Đệ nhất phong lưu truyện) Hồi 2



Lại nói về Bán Dạ Sinh, từ khi chia tay với Cô phong trưởng lão, thì lẩm nhẩm một mình:"Thật là một bậc chân tu! Nhưng mà mình tuổi mới đôi mươi, mà nỡ bảo cạo đầu đi tu chịu khổ, trên đời sao mà có con người không tình cảm đến thế. 

Hôm nọ mình đến, chẳng qua vì lão là một nhà sư nổi tiếng, mình trong bụng cũng có một số kiến giải bất đồng, lại muốn học hỏi cái lẽ mầu nhiệm của đạo Thiền, nào ngờ lão xem mình rất thường. 
Ăn nói đã khắc bạc không chịu nổi, lại còn làm bài kệ chê ta không đáng là một bậc đại trượng phu thân dài vai rộng. 

Nếu làm quan, mình dư sức cai trị thiên hạ, quản lý muôn dân, chẳng lẽ kiếm một người vợ không nổi, để lão xài xể như vậy.

Nay mình quyết phải đấu với lão một trận, không gặp người đẹp thì thôi, nếu gặp thì nhất định không bỏ lỡ, phải phong lưu một phen, xem món nợ tình này có ai dám đến đòi không. 

Chẳng phải kiêu căng, cho dù là hạng phụ nữ nào đi nữa, nếu có được một người chồng tài hoa như mình, nhất định là ai có thể dụ dỗ nổi. Mà như thế thì làm sao có chuyện thất tiết được. 

Lẽ ra bài kệ mình phải xé nát rồi đem trả lại cho lão, nhưng nghĩ lại sau này muốn làm cho lão cứng họng thì phải có cái gì làm bằng cớ, nên phải giữ lại thôi. 

Mình giữ đó để xem rồi đây chính lão có biết hối lỗi hay không?

Nghĩ xong, Sinh bèn cuộn tờ giấy mà cất vào tay áo. 

Về đến nhà, Sinh bèn sai gia nhân đến các nơi mai mối tìm cho được nguời đẹp nhất thiên hạ. 

Vốn con nhà thế phiệt, lại có dung mạo Phan An, tài không thua Tử Kiến, cho nên chàng rất tự đắc rằng, ai mà không muốn có người rể như mình, có nữ nhân nào không muốn có người chồng như ta.
Thế là hằng ngày có khối nhà bắn tiếng cầu thân. 

Con nhà nghèo thì đến cho chàng xem mắt từ đầu đến chân, con nhà giàu thì vì thể diện nên hẹn gặp nhau nơi chùa miếu, hoặc ngoài đồng vắng, hai người gặp nhau, người có tình, kẻ vô ý, vậy mà khi về lắm cô tương tư chàng mà thành bệnh. Riêng chàng không vừa ý ai cả. 

Có một bà mối nói với Sinh:

Xem chừng, chắc không có cô nào xứng với cậu. Riêng có tiểu thư con gái của Thiết Phi đạo nhân, tên Quý Hương, đẹp người đẹp nết, may ra hợp với cậu thôi. 

Có điều, phụ thân của cô tính tình cổ quái, chắc không chịu để cậu xem mắt, mà cậu thì lại đòi xem mặt trước cho được, khó quá, khó quá.

Bán Dạ Sinh nói:

Tại sao gọi ông ấy là Thiết Phi đạo nhân? 

Làm sao biết cô ấy đẹp? 

Tại sao không chịu cho xem mắt?

Bà mai nói:

Ông lão ấy là một vị túc nho, cả huyện đều biết tiếng. Tính ông ấy rất lạ lùng kỳ quặc. Nhà dư ruộng đất nên không thèm giao dịch vói ai, đời không có lấy một nguời bạn, chỉ một mình đọc sách, bất cứ ai đến xin làm quen cũng không tiếp. 

Một hôm có người khách lạ, vì mộ tiếng nên không quản đường xá xa xôi lặn lội đến thăm. 

Khách gõ cửa thật lâu, nhưng ông vẫn không ra mở, cũng không thèm lên tiếng. 

Khách đành đi, để lại một bài thơ trên cửa. 

Thơ có hai câu:

Ðản tri cao sĩ bồng vi hộ
Thùy liệu tiên sinh thiết tác phi

Có nghĩa:

Những tưởng cổng nhà cao sĩ làm bằng cỏ bồng
Ai ngờ chờ mải chỉ thấy cánh cửa làm bằng sắt.

Về sau, ông lão có dịp đọc câu thơ đó, rất lấy làm thích và nói:

Hai chữ Thiết Phi, tức cửa sắt, nghe nửa lạ, nửa quen, mà không xa.

Ông bèn chọn làm biệt hiệu, tự gọi là Thiết Phi đạo nhân.

Ông không có con trai, chỉ sanh được một gái xinh như hoa, như ngọc.

Bọn tôi làm mai, từng gặp hàng ngàn, hàng vạn cô gái, nhưng chưa từng thấy cô nào sánh nổi. 

Lại được cha dạy dỗ, không có loại thi từ ca phú nào mà cô không làm được. 

Cô còn là một tiểu thư khuê môn bất xuất, hội hè đình đám không hề lui tới, tuổi đã mười sáu rồi mà chưa từng đi ra ngoài, loại tam cô lục bà như ni cô sư bà... có bao giờ bén mảng tới nhà cô được.

Riêng có một hôm, khi tôi đi ngang qua nhà, ông lão đứng trước cửa gọi:

Có phải bà là bà mối đấy không?

Tôi đáp:

Thưa chính tôi đây.

Họ mới đưa tôi vào nhà. 

Ông lão chỉ cô gái, nói:

Đây là con gái của lão, lão muốn tìm một chàng rể tướng mạo dễ coi, lại biết hiếu thuận cha mẹ, bà để ý kiếm dùm lão một người.

Tôi mới nhắc đến cậu, thì ông ấy nói:

Già này có nghe danh của cậu ấy, nhưng không rõ đức hạnh ra sao?


 
Tôi nói:

Cậu ấy tuy tuổi thiếu niên nhưng tài lão thành, tiếng đồn không ngoa. 

Duy có một điều là cậu ấy muốn thấy mặt người rồi mới nộp sính lễ. 

Như tiểu thư đây tài mạo song toàn chắc vừa ý cậu, nhưng không rõ tôn ông có cho phép cậu ấy đến thăm không?

Ông lão nghe xong sầm nét mặt nói:

Ăn nói hồ đồ. Chỉ có người Dương châu nuôi ngựa gầy mới phải cho người ta xem trước, chứ con gái nhà ta đời nào lại cho trai đến xem mặt.

Nghe ông lão nói vậy, tôi không biết nói gì thêm nên rút lui, bởi vậy e rằng việc này khó thành.

Bán Dạ Sinh suy nghĩ rồi nhủ lòng:

 
Như ta hôm nay, trên không còn cha mẹ, dưới không có anh em, một thân một mình, mai kia cưới vợ, biết nhờ ai trông trước trông sau, nhất là những lúc vắng nhà vì phải đi học xa hoặc ra làm quan. 

Ông cụ đây tâm tính như thế, phép tề gia như thế nào, không cần nói cũng rõ.

Mình mà vào làm rể nhà này thì việc nhà việc cửa đã có cha vợ, đi đâu cũng khỏi lo gì cả, thật càng hay chứ sao.

Rồi tuy không nén được vui mừng, chàng cứ nằng nặc đòi được dàn xếp để được thoáng thấy tư dung hay nghe qua tiếng nói của nàng, vì vợ con là chuyện một đời. 


Bà mối mới bảo:"Sao cậu không đi tìm thầy đồng xem quẻ?" 

Nhân duyên tốt thì cậu cứ gọi Lưu bà này xúc tiến mối manh, tiện lợi đôi bề.

Chàng nghe lời, hôm sau lại tìm thầy đồng nổi tiếng trong vùng, khấn khứa tên tuổi đôi đàng, xóc quẻ thì được quẻ dạy:

Không còn hồ nghi,
Nữ nhân quý báu"

Cẩn thận canh chừng. Không cho ruồi phạm. Sinh đọc xong, nhủ rằng vợ chưa cưới chắc hẳn là đẹp, nhưng còn muốn được rõ hơn, mới xin xăm thêm một quẻ, quẻ thứ hai ra rằng:

Lấy vợ đoan trang. 
Chồng phải kính lễ. 
Khóa chặt cửa nhà. 
Ruồi vô không lọt. 

Chàng bằng lòng lắm, mới cho gọi mụ mối đi liệu việc hôn nhân. 

Thiết phi đạo nhân ban đầu còn từ chối, sau mụ mối nói mãi, rồi cũng thuận gã, lại còn viện lẽ nhà ít người, bắt Sinh phải ở rể.

Lại nói về dung mạo của Quý hương, hôn lễ xong xuôi, tấm mạng che mặt tân nương đêm động phòng một khi đã tháo, quả thật dung nhan hoa nhường nguyệt thẹn, trên đời có một không hai, còn hơn lời mụ mối mô tả nhiều, hẳn nhiên là vậy.

Duy một điều, tính tình nết na có thừa mà lẳng lơ tình tứ lại không đủ, nên đôi phần không được hạp ý chồng. 

Ấy chẳng qua vì thường ngày ở nhà được cha mẹ dạy dỗ nghiêm khắc, tai không nghe dâm thanh, mắt không nhìn tà sắc, sách đọc nếu không là Liệt nữ truyện thì cũng là Hiếu nữ kinh. 

Mà những điều này thì trái lại với tâm sự của Bán Dạ Sinh, cho nên Sinh đã đặt cho nàng hỗn danh Nữ đạo học, bởi vì từ ngôn ngữ dến cử chỉ đều giống hệt tác phong của cha.

Nghe ai nói một câu cợt nhả là nàng đỏ mặt, lập tức bỏ đi chổ khác.

Bán Dạ Sinh đôi phen đòi hoan lạc vơi nàng lúc ban ngày để đưọc ngắm kỹ thân hình ngà ngọc của vợ, nhưng nàng xấu hổ, quyết liệt từ chối. 

Ðôi dịp định kéo vợ lại lột bỏ xiêm y thì nàng la hét inh ỏi như bị cưỡng dâm vậy.

Ban đêm nàng ngoan ngoãn trong bổn phận vợ chồng, có điều trông nét mặt không vui, không biết sao, chỉ thấy nhạt nhẽo mà không thấy chút gì hào hứng. 

Lúc ân ái với nàng, Sinh chỉ vừa vừa phải phải mà thôi, vì nàng không muốn chồng bày vẽ nọ kia. 
Muốn gần gụi theo lối "cách tường thủ hỏa" (cách vách lấy lửa), thì nàng cho là điều nhơ nhuốc, không chịu hợp tác. 

Muốn xáp trận theo lối "đảo kiêu lập chúc", thì nàng sợ hãi lắm như lỗi đạo phu thê.

Còn khi khoái cảm đến tột cùng, có kêu nàng mấy tiếng em em, mình mình, nàng cũng làm ngơ không đáp.

Bán Dạ Sinh rất đỗi khổ tâm, nghĩ thầm trong bụng:

Tiếc thay một tuyệt thế giai nhân, nhưng lại không có một chút lơi lả. 

Nàng chẳng khác một khúc gỗ, một pho tượng, nằm bên cạnh mình, có khoái lạc gì đâu, nhưng biết làm sao đây. 

Thôi thì từ từ uốn nắn, may ra có thay đổi được chăng?..

Nghĩ thế, Sinh bèn ghé hiệu sách mua một quyển Xuân cung trình bày rất tinh xảo ba mươi sáu tư thế nam nữ hợp hoan. 

 Quyển này do học sĩ bản triều là Triệu Tử Ngang soạn gồm ba mươi sáu bài thơ dùng ca tụng lạc thú ái ân. 

Sinh đem về phòng để cùng đọc với nàng, thâm ý là để nàng thấy trai gái giao hoan với nhau không phải đơn giản chỉ là một lối, trái lại thiên biến vạn hóa vô cùng, khiến cho lạc thú phòng the thêm lên nhiều vẻ, rõ ràng là những trò nọ, kiểu kia giữa nam nữ, tuyệt đối không phải do Sinh tự ý bày vẻ, mà là do người xưa cũng đã làm, rồi sách vở thời sau ghi lại là để làm chứng đấy thôi.

Lúc mới cầm sách, Quý Huơng không biết bên trong nói gì, nghĩ bụng nếu không phải nói về núi sông thì chắc phải nói về hoa cỏ. Nhưng khi giở sách ra xem thì lại thấy ở hai trang đầu có đề bốn chữ đại tự Hán cung di chiếu (hình ảnh còn lưu lại trong cung điện nhà Hán). 

Nàng nghĩ trong cung điện nhà Hán có rất nhiều hiền phi thục viện, chắc đây là di ảnh của các bà ấy, nên tò mò lật xem. 

Chừng lật qua trang ba thì thấy một người đàn ông, ôm một người đàn bà, cả hai đều trần truồng như nhộng, giao tình bên một hòn non bộ. 

Lập tức nàng đỏ mặt tía tai, nổi giận mà rằng:

Loại sách bậy bạ này lấy ở đâu về? Sao lại để ở đây làm ô uế phòng ta? Mau gọi a hoàn đem đi đốt.
Bán Dạ Sinh hoảng hốt ngăn lại, nói:

Ấy ấy, đồ cổ đấy, giá trăm lượng vàng. Anh mượn của bạn về xem. Nếu em có trăm lượng vàng để đền cho người ta, thì hãy đốt; nếu không, em nên để đó cho anh xem chơi vài hôm, rồi đem trả lại cho người ta.

 
Quý Hương thưa:

Xem danh thư pháp họa để bồi dưỡng tính tình, chứ loại sách nhảm nhí này đọc có ích gì?

Bán Dạ Sinh nói:

Nếu là truyện sằng bậy, thì họa công vẽ lại để làm gì và người sưu tầm cũng không dại gì bỏ ra một số tiền lớn để mua về. 

Phải nói chỉ vì từ khi khai thiên lập địa đến giờ, đây là việc làm đứng đắn nhất. Cho nên văn nhân học sĩ dùng màu sắc để vẽ, dùng lụa là, để thêu, hoặc bày nơi hàng sách, hoặc giữ chốn kho tàng, cho người sau biết mà bắt chước, nếu không lẽ âm dương giao cảm, dần dần sẽ bị mai một, đến nỗi sẽ xảy ra cảnh chồng bỏ vợ, vợ oán chồng, nhân gian tuyệt đường sinh con đẻ cháu. 

Hôm nay anh mượn về, không những để chính anh xem, mà còn muốn cho em đọc để hiểu lẽ đời, rồi mới thụ thai sinh con đẻ cái. 

Có như vậy sẽ hết bị trói buộc bởi quan niệm đạo đức, mà tình vợ chồng sau này còn đơm bông kết trái nữa. Sao em tỏ vẻ muộn phiền?

Quý Hương bảo:

Em không cho đây là việc đứng đắn. Sao xưa cổ nhân không bày ra phép tắc dạy người ân ái công khai giữa ban ngày, mà lại lén lút chờ canh khuya thanh vắng trong phòng tối tăm, chật chội, khác nào kẻ trộm. 

Xem thế, đủ rõ không là điều phải chút nào.

Bán Dạ Sinh đáp:

Nàng nói vậy cũng có lý. Nhưng toàn do lỗi từ thân phụ, bởi hồi nhỏ cứ nhốt nàng trong nhà, mặt trời không thấy, không hề nghe chuyện trăng hoa, đầu óc hẹp hòi, kiến văn ít ỏi, nào có biết đời là gì. 

Ðời thì chỉ có anh đây, giữa bọn đàn ông mới hiểu rành chuyện phong lưu, lịch duyệt mà thôi. 

Cứ như đàn bà, con gái ai cũng như em cả, nào ai dám nghĩ vợ chồng cũng nên hợp hoan bạch nhật? 
Cặp nào hành dâm ban ngày rồi công bố cho đời biết? 

Nếu chưa có ai làm thế, sao họa công lấy đâu làm căn cứ, vẽ lại trong sách, tài tình sống động như vầy... làm ai ngó cũng xao xuyến tâm can?

Quý Hương nói:

Vậy chớ ba má em không phải vợ chồng sao, mà nào có bao giờ yêu đương ban ngày.

Bán Dạ Sinh nói:

Xin hỏi làm sao em biết được là ba má không giao hoan ban ngày?

Quý Hương nói:

Nếu có thì em cũng bắt gặp một lần. Chẳng lẽ em tới muời sáu tuổi rồi mà không bắt gặp được lần nào hay sao. đừng nói chi thấy, ngay cả nghe, em cũng chưa nghe bao giờ.

Bán Dạ Sinh cười to:

Thôi đi cô ơi, việc đó con cái trong nhà không thấy, không nghe, chứ còn bọn a hoàn, nô tỳ thì có đứa nào không nghe không thấy. 

Ba má khi nào giao hoan thì phải đợi em đi khỏi, rồi khóa trái cửa lại, chứ em mà biết đươc, lỡ động lòng xuân, rồi sinh dạ băn khoăn, ấm ức trong lòng thì sao, cho nên ba má phải giấu em. 

Em không tin cứ hỏi a hoàn của em mà xem ba má ban ngày có làm tình hay không.

 
Quý Hương suy nghĩ một chập, nói:

Ban ngày ba má cũng thường đóng cửa ngủ, có lẽ để làm việc này cũng không biết chừng, sau đó hai ông bà nhìn nhau có vẻ ngượng ngùng.

Bán Dạ Sinh nói:

Làm tình ban ngày thích hơn làm tình ban đêm gấp mười lần. Cái thú ở chổ vợ chồng nhìn thấy nhau mới hào hứng hơn. Riêng có hai loại vợ chồng không bao giờ yêu nhau ban ngày.

Quý Hương hỏi:

Hai loại nào vậy?

Bán Dạ Sinh nói:

Loại thứ nhất, chồng xấu vợ đẹp, loại thứ hai vợ xấu chồng đẹp.

Quý Hương nói:

Tại sao hai loại vợ chồng này không làm tình ban ngày được?

 
Bán Dạ Sinh nói:

Khi lâm trận, thì cả hai vợ chồng phải thương yêu nhau, tinh thần huyết mạch phải giao hợp với nhau mới thích.

Nếu người vợ da dẻ nỏn nà như một viên ngọc từng giũa mài, thì người chồng, vừa ân ái vừa ngắm nhìn, tự nhiên sẽ cảm thấy cực kỳ khoái lạc. Nhưng nếu người đàn ông xấu như ma, thịt vừa đen vừa thô, thì khi cái xấu xí lộ hết ra ngoài. Ðặt cái xấu xí bên cạnh cái mỷ miều, thì làm sao người đẹp không chán ghét mà buột miệng chê trách thành lời, khiến cho người chồng sẽ cảm thấy tự ái mà mất hết hứng thú, còn tâm trí đâu mà hành lạc nữa. Thành ra đành làm tình ban đêm là hơn. 

Ðó là trường hợp vợ đẹp chồng xấu. Còn trường hợp vợ xấu chồng đẹp cũng vậy, không cần phải nói thêm làm gì.

Riêng vợ chồng mình thì khác: em và anh đều xinh đẹp hơn người, nếu mình không hành lạc ban ngày, không cùng khoe da thịt với nhau mà cứ chui vào chăn mền để tìm khoái cảm, há không phải là mai một cả một đời, có khác gì những cặp vợ chồng xấu xí. 

Em không tin, mình cứ thử xem, so cái thú vị với lúc làm tình ban đêm ra sao.

Quý Hương nghe đến đây, yên lặng nghẫm nghĩ, mặt tuy bẽn lẽn mà lòng đã xiêu, má ửng hồng, mắt long lanh. Thế là, Sinh mừng rỡ dìu vợ ngồi vào lòng, rồi cả hai cùng xem sách, chàng sung sướng giải thích từng chi tiết bức họa được vẽ một cách đầy ấn tượng cho vợ hiểu. 


Quý Hương cùng chồng xem tranh, mặt nàng càng lúc càng ửng hồng, trông xinh đẹp bội phần, khiến Sinh càng thêm xao xuyến và muốn đuợc ân ái. Tuy nhiên, chàng nghĩ thầm:

Dục tình đã dậy. Có điều, nếu vồ vập ngay thì có khác gì kẻ đói gặp thức ăn, cứ chụp nuốt, không kịp nhâm nhi, rốt cuộc nào biết thơm ngon là gì. 


Sinh bèn ngồi lên ghế bành, kéo nàng vào lòng và tiếp tục lật từng bức họa trong quyển Xuân cung cùng xem với nàng. 

Phần trìngh bày có khác với loại sách cùng loại. Trong mỗi bức họa, nửa trang trên vẽ cảnh xuân tình, nửa trang dưới là lời bạt, mấy câu đều giải thích sự việc, mấy câu sau ca tụng tài nghệ của người vẽ, tất cả đều là bút phê của các bậc danh nhân.

Bán Dạ Sinh dặn nàng tưởng tượng như đang ở trong cuộc, thấm nhuần tinh thần từng bức họa để sau này bắt chước cho khéo. Sinh vừa xem vừa đọc cho nàng nghe.

Bức thứ nhất vẽ thế Túng điệp cầm phong (mặc bướm tìm hương). 

Bức thứ hai vẽ thế giáo phong nhưỡng mật (ong khôn lo hút mật).

Bức thứ ba vẽ thế Mê điểu quy lâm (chim lạc bay về rừng). Nam nữ thần khí bừng bừng nét vẽ kỳ diệu chẳng khác nào bút bay mực múa vậy.

Bức thứ tư có tên Ngạ mã bôn tào (ngự đói tìm máng cỏ). Nét vẽ rất thần tình.

Lời bạt ghi: Ðầu người nữ kê bên gối, hai tay buông xuôi mềm mại như bông, đầu người nam thì dựa bên tai người nữ, toàn thân buông xuôi cũng mềm mại như bông.

Xem đến đây, Quý Hương bất giác không dằn được nỗi hứng tình, Bán Dạ Sinh định lật sang trang khác xem tiếp với nàng thì nàng đẩy quyển sách ra rồi đứng dậy, uể oải nói:

Sách hay ở chỗ nào, làm người ta thấy khó chịu. Anh xem một mình đi, em đi ngủ đây.

Bán Dạ Sinh ôm nàng vào lòng cười nói:"Em cưng, trang sau còn hay lắm, xem xong mình sẽ đi ngủ. 


Quý Hương nói:

Chẳng lẽ ngày mai không còn thì giờ để xem hay sao, làm gì nhất định phải xem cho hết ngày hôm nay.

Bán Dạ Sinh bèn kề miệng lại mà hôn. 

Cả tháng nay, vợ chồng tuy đã ăn ở với nhau, nhưng Bán Dạ Sinh mỗi lần định hôn, miệng nàng đều mím lại. 

Lần này thì khác, miệng hoa đã hé mở. Bán Dạ Sinh nói:

Em cưng, chúng ta hãy bắt chước theo sách mà làm, xem sao."Quý Hương làm mặt giận, nói:

Bừa bãi như vậy há có phải là con người nữa không?

Bán Dạ Sinh nói:

Rõ ràng không phải việc của người, mà là việc của thần tiên. Anh với em thử làm thần tiên với nhau một lát nhé. Quý Hương má ửng hồng xấu hổ, nhưng không nói gì, có vẻ ưng chịu.

Thế rồi cả hai quấn vào nhau, nàng hổn hển đê mê đón nhận những cái hôn đa tình của chồng cả hai thật vô cùng phấn khích, rồi họ như không hẹn mà gặp, đã cùng nhau mô tả và thực tập lại những cảnh ái ân cuồng nhiệt đã vẽ trong sách, sau một hồi đất trời điên đảo, nàng và chàng đều thấm mệt, họ lăn ra bên cạnh nhau, nàng tóc tai rũ rượi bết đầy mồ hôi, còn chàng sau khi giao hoan xong, rất thỏa mãn.

Sinh âu yếm hỏi vợ, cuốn Xuân cung này có phải bửu bối không em yêu?

Quý Huơng vẫn còn trong đê mê, mặt mày thờ thẫn, nhưng môi đào nũng nịu nói:

Ðúng là bảo vật. Chỉ sợ bạn anh đòi về mất thôi.

Bán Dạ Sinh bảo: Anh chỉ nói đùa với em thế thôi, chứ thật ra sách này của anh mua.

Quý Hương nghe xong, vui mừng khôn xiết nên bật cười. Ân ái xong, hai người trở dậy vận y phục rồi cung nhau tiếp tục xem quyển Xuân cung, đến khi cao hứng, lại cùng nhau ân ái. 

Kể từ hôm ấy, hai vợ chồng trở nên tâm đầu ý hiệp, đường tình càng thêm thăng hoa, khắng khít.
Từ khi xem Xuân cung, Quý Hương đã vơi lễ giáo, thành môn sinh chăm chỉ trong trường phong lưu, ngày đêm không quản ngại thực hành cách thức mới của thú gió trăng trong sách, dẫu táo bạo khó khăn đến đâu cũng thực tập cho được.

Và để tăng thêm hứng thú, Bán Dạ Sinh còn dến tiệm sách mua về các loại sách phong tình, như Tú Tháp dã sữ, như Quân truyện, như Bà tử truyện, cả thảy một hai chục cuốn đóng thành bộ, để trên bàn cho nàng xem lúc nào cũng được, còn sách đã đọc xong trước kia thì bó lại cất, chỉ e nàng bỏ mới ôn cũ, mà trở về vẻ đạo mạo như ngày trước. 

Tình vợ chồng thắm thiết, hòa hợp, vui sướng hơn bao giờ, nay thì dù có vẽ ba trăm sáu mươi bức xuân cung cũng không diễn tả cho hết được.

Có thể nói, Bán Dạ Sinh đến đây là khoan khoái tột độ rồi, riêng có một diều là trong khi vợ chồng hết sức hài hòa, thì giữa ông nhạc và chàng rể có chút gì không hợp. 

Nguyên nhân là Thiết phi đạo nhân vốn cố chấp, thích chất phác ghét phồn hoa, không ưa chuyện trăng hoa, chỉ mến bàn về vấn đề đạo lý.

Từ khi Bán Dạ Sinh vào ở rể, trông thấy Sinh ăn mặc diêm dúa, bảnh bao, đạo nhân cảm thấy buồn rầu, đâm ra hối hận, than thầm:"Gã này chỉ có cái mã mà không có cái ruột, chắc không nên người, con gái ta còn biết nương tựa vào đâu. 

Nhưng sính lễ đã nhận, duyên châu trần đã kết, không thể thay đổi gì được nữa. Thôi đành đã lỡ tính theo lỡ, tùy cơ mà răn đe, dạy dỗ nó nên người đứng đắn".Vì vậy từ lối ăn mặc tiếng nói đến việc đi đứng ngồi nằm, nhất nhất đều để tâm sửa trị.

Lời xưa nói rất đúng "giang sơn dí cải, bỉnh tính nan di", Bán Dạ Sinh tâm tính trẻ tuổi, lại cha mẹ mất sớm, chưa từng bị người lớn kềm chế, nên ai dễ gì bắt bẻ được.

Vì vậy, có mấy lần Sinh bất bình cha vợ. Có điều nghĩ đến tình vợ chồng sợ bị sứt mẻ, Sinh đành nhẫn nhục, nhưng nhịn mãi rồi cũng tới mức mà thôi.

Sinh đành dấu Quý Hương mà, bàn riêng với nhạc phụ:

Con vốn quê mùa cục mịch, trên thiếu thầy giỏi, dưới vắng bạn hiền, do đó học hành không tiến, công danh chẳng đạt. 


Nay con muốn xin phép bái biệt nhạc phụ đi đó đi đây, trước là để mở rộng kiến văn, sau là tìm thầy chọn bạn học hành, đợi khoa thi, may ra đỗ đạt hầu xứng với công ơn nhạc phụ đã chọn con làm rể, ý nhạc phụ nghĩ sao?


Bán Dạ Sinh thưa:

Từ khi con vào làm rể nhà ta đến nay đã được nữa năm rồi, nay mới có câu nghe được, chứ mọi khi toàn lời lẽ của bọn đãng tử. Con chịu đi xa cầu học là điều rất tốt, sao ta lại không bằng lòng.

Bán Dạ Sinh nói:

Cha đã bằng lòng, nhưng e vợ con lại trách con bội bạc, ăn ở với nhau chưa được bao lâu mà đã vội đi xa, chi bằng cha cứ nói đây là ý cha muốn, không can gì đến con, để con ra đi khỏi trở ngại.

Ðạo nhân nói: "Cũng phải" Thế là việc bàn tính đã quyết. Trước mặt con gái, đạo nhân khuyên rể đi xa cầu học, Sinh ra vẻ không chịu, đạo nhân bèn làm mặt giận, bấy giờ Bán Dạ Sinh mới chịu vâng lời.

Quý Huơng đang thời say mê khoái lạc, bỗng nghe nói chồng sắp ra đi thì chẳng khác nào trẻ con bị dứt sữa, vô cùng buồn khổ.

Thế là nơi buồng the, mây mưa dập dồn nối tiếp, cốt để bù trước những lúc thiếu thốn sau này. 

Riêng Bán Dạ Sinh cũng hiểu, rằng trên con đường muôn dặm lẻ loi, không chắc gì nhất thời tìm được một giai nhân nào, nên dốc lòng ra sức để thỏa mản vợ, chẳng khác mình đặt tiệc đãi người, mà thực sự để mình cùng hưởng.

Qua mấy đêm ân ái mặn nồng, ai mà không bảo thật là một đôi vợ chồng keo sơn gắn bó, duy chỉ có người trong cuộc mới tự biết cái tâm sự khác biệt mà thôi.

Lúc sắp lên đường, Sinh nói lời trấn an, để lại mọi thứ, chỉ đem theo hai tên gia đồng cũ trước kia. 


About Phạm Thu Hương

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

1 nhận xét :